Có cần lấy tủy răng trước khi bọc răng sứ không? Là câu hỏi của rất nhiều khách hàng. Vì tủy răng là nguồn dưỡng chất của răng, thế năng khi răng bị mất tủy, phần mô răng sẽ yếu, giòn và dễ vỡ. Vì vậy cùng Nha khoa Việt Nha tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết được trong trường hợp nào cần lấy tủy răng khi bọc răng sứ nhé!
Tủy răng là gì? Cấu trúc của răng như thế nào?
Các thành phần của răng gồm có: Men răng, ngà răng, tủy răng, chóp chân răng, hố rãnh, xương, dây chằng nha chu.

Men răng
Men răng là một lớp rất cứng bao bọc bên ngoài răng với độ dày khoảng 1 – 2 mm và trơn láng. Men răng góp phần vào việc tạo màu răng và là thành phần chịu lực quan trọng trong chức năng ăn nhai của toàn hàm.
Ngà răng
Là một lớp cứng và dày nằm dưới lớp men tạo nên hình dạng chủ yếu của răng. Trong ngà răng có rất nhiều ống ngà nhỏ chứa đựng các tế bào ngà giúp răng cảm nhận được những thực phẩm nóng lạnh hay chua ngọt.
Tủy răng
Là phần trung tâm của răng và là một mô sống vì chứa đựng các mạch máu và thần kinh cảm giác cho răng. Tuỷ răng gồm có hai phần là tuỷ thân răng (buồng tuỷ) và tuỷ chân răng.
Chóp chân răng
Chóp chân răng là phần tận cùng của chân răng – Nơi các mạch máu và thần kinh đi vào từ vùng xương quanh chóp và đi ra khỏi tuỷ răng. Đây là phần phát triển hoàn tất sau cùng của một răng. Đây cũng là nơi nhiễm trùng khởi phát khi răng bị tổn thương tạo các abces quanh chóp.
Hố rãnh
Hố rãnh răng có cấu tạo hình dạng chữ V. Trên mặt nhai của các răng, nhất là các răng sau chứa rất nhiều rãnh sâu. Vùng hố rãnh tạo ra sự ăn khớp tốt giữa hai hàm giúp tăng hiệu quả nhai nhưng đây cũng là nơi dễ gây nhồi nhét thức ăn và có nguy cơ sâu răng.
Xương
Chân răng nằm trong xương hàm và được gắn vào xương bởi hệ thống các dây chằng nha chu.
Dây chằng nha chu
Có nhiệm vụ giữ răng nằm đúng vị trí trong xương hàm, dây chằng nha chu được cấu tạo bởi rất nhiều sợi nhỏ đan xen nhau, đi từ răng đến vùng xương ổ răng xung quanh chân răng. Vùng dây chằng nha chu này có nguy cơ bị phá hủy đầu tiên khi xuất hiện bệnh lý nha chu và dẫn đến hậu quả là tiêu xương và lung lay răng.
Có cần lấy tủy khi bọc răng sứ không?
Muốn biết được trường hợp răng của mình có phải lấy tủy, điều trị tủy không, bạn cần tới phòng khám nha khoa để bác sĩ thăm khám và kiểm tra trực tiếp.
Một số trường hợp, răng sâu nhưng chưa sưng, đau nhức mà lỗ sâu răng đang ăn dần vào tủy răng, cần phải có biện pháp bảo tồn phù hợp.

Nếu không thật sự cần thiết thì bác sĩ sẽ không chỉ định lấy tủy răng vì: Những răng đã lấy tủy sẽ không khỏe và chắc chắn như trước. Răng còn tủy giống như một cây xanh đang sống còn răng lấy tủy giống như một thân cây không còn nguồn sống. Theo thời gian, càng về lâu dài, bạn sẽ nhận ra sự khác nhau rõ rệt.
Càng về sau, độ bền của răng đã lấy tủy càng yếu đi, răng càng giòn và dễ mẻ, vỡ …thậm chí là gãy ngang răng.
Vì thế, trước khi quyết định có lấy tủy hay không, bạn cần cân nhắc và tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của Bác sĩ chuyên khoa, trước khi quyết định có nên điều trị tủy răng hay không.
Các trường hợp không cần lấy tủy như:
- Răng sâu nhẹ không đau nhứt
- Phục hình mão, cầu răng cho các răng sâu, mẻ, vỡ lớn nhưng chưa lộ tủy
- Phục hình răng sẫm màu, răng thưa, răng nhiễm màu kháng sinh,…
Tùy vào tình trạng, mức độ hư tổn của răng, bác sĩ sẽ quyết định có cần phải lấy tủy răng khi bọc răng sứ hay không. Nhưng trên tinh thần là giữ lại tủy răng bằng mọi cách, chỉ những trường hợp bắt buộc mới phải rút tủy.
Các trường hợp cần lấy tủy răng:
- Răng bị đau hoặc nhói khó nhai
- Răng nhạy cảm với thức ăn nóng hoặc lạnh
- Sâu răng nặng hoặc chấn thương gây áp – xe (nhiễm trùng) trong xương
Mặc dù tủy răng quan trọng, nhưng khi bị viêm nhiễm thì khó có thể giữ lại được. Và dưới đâu là một số trường hợp cần điều trị tủy răng để đảm bảo sức khỏe răng hàm.

Lấy tủy răng có ảnh hưởng gì không?
Trường hợp cần phải lấy tủy rồi mới bọc sứ, bạn cũng không cần quá lo lắng về vấn đề rút tủy có thể sẽ gây ra cảm giác đau nhức vì bác sĩ sẽ gây tê trước khi thực hiện lấy tủy răng.
Sau khi rút tủy răng, bạn sẽ cảm thấy không còn ê buốt như trước nữa. Vì vậy, nếu bác sĩ chỉ định nên lấy tủy trước khi bọc sứ, bạn hãy yên tâm thực hiện nhé!
Nha Khoa Việt Nha – Đồng Hành Cùng Nụ Cười Bạn.
Website: nhakhoavietnha.com
Fanpage: Nha khoa Việt Nha
Hotline: 1900 0141 – 0838 808 818 – 0707 808 818
THỜI GIAN LÀM VIỆC:
– Thứ 2-7: 8h00 – 20h00 ( Toàn hệ thống )
– Chủ nhật: 8h00 – 12h00 ( Chi Nhánh Tân Bình)