Niềng răng có đau không? Làm sao để giảm đau hiệu quả? là những thắc mắc phổ biến của đa số bệnh nhân khi niềng.
Niềng răng là phương pháp chỉnh răng không chỉ khắc phục hiệu quả những khiếm khuyết trên răng, nâng cao thẩm mỹ, mà còn tác động rất lớn đến tâm lý của người niềng. Hầu hết mọi người trước khi niềng đều lo sợ về cảm giác đau nhức, ê buốt. Vậy niềng răng có đau không? Bí quyết nào giảm đau tốt nhất? Cùng Nha khoa Việt Nha giải đáp qua bài viết dưới đây.
1/ Niềng răng có đau không?
Niềng răng là giải pháp chỉnh răng, nắn chỉnh răng mọc sai lệch, răng khấp khểnh về đúng vị trí trên cung hàm thông qua các khí cụ nha khoa, giúp răng mọc đều đẹp, chuẩn khớp cắn.
Khi dây cung và các mắc cài được gắn trực tiếp lên răng và tạo áp lực để điều chỉnh răng về vị trí mong muốn sẽ khiến người niềng có cảm giác đau nhức, ê buốt nhưng chỉ kéo dài trong thời gian đầu. Sau khi đã quen với lực kéo, người niềng sẽ dần cảm thấy bình thường.
Vậy niềng răng có đau không? Trên thực tế, chỉ trừ trường hợp răng mọc ngầm, còn lại niềng răng sẽ không xâm lấn vào xương hàm, nướu của bệnh nhân. Do đó, người niềng sẽ không trải qua cảm giác quá đau đớn, nên người niềng không cần quá lo sợ khi lựa chọn phương pháp chỉnh răng này.
2/ Niềng răng đau nhất ở giai đoạn nào?
Niềng răng có đau không? Đau nhất ở giai đoạn nào? Câu trả lời là tùy theo từng giai đoạn khác nhau khi niềng, cảm giác đau cũng có sự khác biệt.
Giai đoạn gắn thun tách kẽ giữa các răng
Giai đoạn gắn thun tách kẽ được đánh giá là giai đoạn gây khó chịu nhất cho người đeo niềng. Trước khi gắn mắc cài, bác sĩ sẽ tiến hành đặt các dây thun tách kẽ là các vòng tròn cao su nhỏ có độ dày khoảng 2mm vào kẽ hở giữa các răng từ 5 – 7 ngày để tạo các khoảng trống cho răng dịch chuyển.
Ở giai đoạn này, người đeo niềng sẽ cảm thấy khó chịu, hơi ê buốt do răng bị cộm, hoặc hơi đau khi ăn uống. Tuy nhiên, người niềng sẽ giảm bớt đau nhức và hoàn toàn biến mất sau một vài ngày.
Giai đoạn nhổ răng để tạo khoảng trống cho răng dịch chuyển
Khi nhắc đến nhổ răng, đa số mọi người đều nghĩ ngay đến cảm giác đau đớn, nhưng bạn hoàn toàn yên tâm, vì bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê trước khi nhổ.. Sau khi răng được nhổ bỏ, bệnh nhân sẽ khó chịu, đau ê vì sưng nướu từ 3 – 5 ngày, tùy thuộc vào tình trạng răng miệng và vị trí nhổ răng thì cảm giác đau khi nhổ cũng sẽ khác nhau.
Bác sĩ tiến hành nhổ răng để tạo thêm khoảng trống cho răng dịch chuyển đối với những trường hợp răng mọc chen chúc, mọc sát nhau, răng hô, khớp cắn ngược,… còn lại những trường hợp răng mọc thưa, vòm hàm rộng thì không cần phải nhổ bỏ.
Giai đoạn gắn dây cung, mắc cài
Giai đoạn gắn dây cung, mắc cài lên răng để tạo lực kéo nắn chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn theo phác đồ điều trị sẽ làm người niềng bị vướng víu, khó chịu, cộm, ê buốt hoặc tê nhức khi giao tiếp hoặc ăn nhai do má, môi, nướu, lưỡi chưa thích ứng được với bộ khí cụ nha khoa.
Giai đoạn siết răng khi niềng
Sau khoảng 3 – 6 tuần khi gắn mắc cài, người niềng phải đến nha khoa để thăm khám định kỳ, ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra kiểm tra tổng quát tình trạng niềng, sau đó bác sĩ sẽ siết chặt hoặc điều chỉnh lại mắc cài, dây cung cho răng dịch chuyển đúng phác đồ điều trị.
Sau khi siết răng xong, người niềng thường bị đau, khó chịu khi ăn nhai, có một số trường hợp, dây vòm cọ vào má, người niềng nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để khắc phục, nếu không lâu dần sẽ làm tổn thương vùng má.
Ngoài ra, nếu cơn đau diễn ra trong thời gian dài, người niềng nên thông báo cho bác sĩ để chỉnh lại lực kéo vừa phải, phù hợp.
Không chỉ vậy, để đảm bảo an toàn tuyệt đối và tránh các biến chứng nguy hiểm, người niềng nên tìm chọn phòng khám nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ là chuyên gia trong niềng răng, hệ thống vô trùng cẩn thận.
3/ Bí quyết giảm đau hiệu quả khi niềng răng
Bên cạnh thắc mắc niềng răng có đau không? thì Bí quyết nào giảm đau hiệu quả khi niềng răng? cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Thấu hiểu điều đó, Nha khoa Việt Nha chia sẻ cho bạn những mẹo giảm đau tại nhà dưới đây:
Chườm đá lạnh vào vùng bị đau
Chườm đá lạnh là phương pháp giảm đau vừa đơn giản vừa hiệu quả. Người niềng đặt một túi đá lên vùng bị đau nhức, ê buốt sẽ làm dịu cơn đau và giảm bớt sự khó chịu sau khi niềng.
Ngoài ra, người niềng có thể uống các loại thức uống lạnh hoặc ăn các loại kem, sữa chua lạnh cũng sẽ giảm đi sự khó chịu, nhưng đối với những trường hợp bị ê buốt răng nặng thì không nên áp dụng cách này.
Súc miệng bằng nước muối
Trong quá trình niềng, môi, má, nướu có thể bị trầy xước do vướng vào các mắc cài gây đau đớn, khó chịu. Người niềng có thể pha nước ấm với muối và súc miệng để tăng thêm đề kháng cho nướu răng, đồng thời diệt khuẩn và giảm đau.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng phương pháp
Để hạn chế bệnh lý sâu răng khi niềng và những cơn đau răng tiềm ẩn, người niềng phải vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng ít nhất 3 lần/ngày, đảm bảo các mảng bám, mảnh vụn của thức ăn thừa không đọng lại trên mắc cài, khoang miệng được sạch sẽ.
Ăn các loại thức ăn mềm, lỏng, không ăn thức ăn quá dai, quá cứng.
Người niềng nên ăn các loại thức ăn mềm, lỏng, được cắt nhỏ để làm giảm sức nhai của răng, làm giảm đau hơn. Đặc biệt, người niềng không nên ăn các loại thức ăn quá dai, quá cứng như kẹo dẻo, kẹo cao su, các loại hạt cứng,…
Sử dụng sáp chỉnh nha
Sáp chỉnh nha là giải pháp hữu hiệu làm giảm đi cảm giác vướng víu, khó chịu khi người niềng chưa thích ứng với mắc cài. Người niềng dùng sáp chỉnh nha để bọc lại các phần gây tổn thương lên các mô trong khoang miệng, từ đó, người niềng sẽ cảm giác nhẹ nhàng hơn.
Hi vọng qua bài viết này, khách hàng sẽ có câu trả lời cho thắc mắc niềng răng có đau không? cùng với những bí quyết giảm đau hiệu quả mà Nha khoa Việt Nha đã chia sẻ.
Khi niềng răng, hãy liên hệ với Nha khoa Việt Nha tại địa chỉ 01 Đồng Xoài, Phường 13, Quận Tân Bình, TP.HCM hoặc Hotline 0838 808 818, Chúng tôi cam kết mang đến những giải pháp răng miệng êm ái, không đau nhức cho khách hàng.