Răng bé bị vàng: Nguyên nhân và Cách Điều Trị An Toàn Nhất

Răng bé bị vàng là tình trạng phổ biến thường gặp ở các trẻ hiện nay ngay cả khi các bé còn mọc răng sữa. Vậy Nguyên nhân xuất phát từ đâu và cách khắc phục tình trạng này là gì? Thì không hẵn phụ huynh nào cũng có thể biết được.

Hãy cùng Nha Khoa Việt Nha đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ cách làm trắng răng an toàn cho trẻ cũng như cách phòng ngừa tốt nhất để bé luôn có hàm răng trắng sáng nhất nhé!

1. Nguyên Nhân khiến răng của trẻ bị vàng?

Răng bé bị vàng nếu không chăm sóc đúng cách
Trẻ cũng có thể bị vàng răng nếu không chăm sóc đúng cách

Hiện tượng Răng bé bị vàng, xỉn màu khá phổ biến và hiện nay cũng có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng Răng bé bị vàng. Nhưng theo các chuyên gia thì nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng, hoặc phần nhỏ là do yếu tố di truyền.

Các nguyên nhân khiến Răng bé bị vàng cụ thể như sau:

1.1 Di truyền từ khi mang thai

Trong thời kỳ mang bầu, nếu người mẹ cũng gặp tình trạng vàng răng thì đứa con khi sinh ra cũng có nguy cơ bị mắc phải. Ngoài ra còn có trường hợp nếu người mẹ không may phải điều trị bệnh về nhiễm trùng đường tiết niệu chắc chắn sẽ phải sử dụng lượng lớn thuốc chứa tetracycline.

Loại thuốc này có tác động rất xấu tới vấn đề độ chắc khỏe và màu sắc men răng của thai nhi sau này. Tùy thuộc vào liều lượng thuốc và mức độ nặng nhẹ của người mẹ khi sử dụng sẽ quyết định mức độ ảnh hưởng răng trẻ bị ố vàng nhiều hay ít.

1.2 Do nhiễm Flour 

Một nguyên nhân khác khiến cho trẻ bị vàng răng là nhiễm màu fluor, Mặc dù fluor giúp tăng cường độ chắc khỏe cho răng, ngăn ngừa sâu răng ở trẻ hiệu quả, tuy nhiên nếu lạm dụng sử dụng quá nhiều nó cũng khiến cho răng bị đổi màu. Bởi vì fluor làm tăng mảng bám men răng, khiến chúng khó được làm sạch.

Thông thường Flour có nhiều trong các loại kem đánh răng. Vì vậy, cha mẹ nên tim hiểu trước khi lựa chọn các loại kem chải răng dành cho trẻ em, không nên sử dụng chung với người lớn.

1.3 Do chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống ảnh hướng lến đến bệnh vàng răng của bé
Chế độ ăn uống ảnh hướng lến đến bệnh vàng răng của bé

Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của các em bé vì đa số các Trẻ nhỏ thường có xu hướng thích ăn những món ngọt như bánh kẹo, socola,…hoặc uống nước ngọt. 

Vì chính những đồ ăn này có  chứa một lượng đường lớn là đường giúp sản sinh vi khuẩn gây hại xâm nhập vào men răng, chuyển hóa thành axit lactic. Lâu dài các lỗ sâu được hình thành dẫn đến bệnh lý sâu răng sữa. Lúc này, răng trẻ sẽ xuất hiện các đốm đen li ti, làm xỉn màu răng, thậm chí gây ra viêm lợi ở trẻ.

1.4 Tổn Thương men răng do chấn thương

Nếu trẻ vô tình gặp chấn thương gây gãy, vỡ răng thì các mao mạch bên trong sẽ bị phá vỡ. Khi đó. một chất có tên hemosiderin sẽ xâm nhập vào bên trong cấu trúc răng và gây đổi màu răng.

2. Răng bé bị vàng có ảnh hưởng gì không? 

Trên khía cạnh thẩm mỹ, khi Trẻ bị vàng răng sẽ làm giảm đi màu sắc đẹp mắt của răng và khiến nụ cười của trẻ kém xinh xắn hơn. 

Bên cạnh đó, vàng răng, xỉn màu nặng lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của trẻ. Phần lớn bé bị sâu răng, viêm nướu cũng từ vấn đề vàng răng, mảng bám tích tụ không được làm sạch loại bỏ khiến vi khuẩn xâm nhập vào răng và gây bệnh.

Có rất nhiều phụ huynh hiện nay chủ quan cho rằng, Những chiếc răng sau này khi răng sữa sẽ thay thành răng vĩnh viễn nên không cần chăm sóc nhiều. Vì vậy bệnh lý của bé thường bỏ mặc. Tuy nhiên đây là những suy nghĩ hoàn toàn sai lầm cần nên bỏ trước khi quá muộn. Khi chân răng và cấu trúc hàm yếu sẽ ảnh hưởng lớn, dù sau này có mọc răng vĩnh viễn cũng rất dễ bị vàng và bị bệnh.

3. Cách chữa vàng răng cho bé theo từng độ tuổi

Nếu Phụ huynh đang suy nghĩ về cách làm trắng răng cho trẻ, hãy đừng quá lo lắng, nếu quý phụ huynh muốn răng bé có màu trắng ngà trở lại có thể lựa chọn các cách sau đây:

3.1 Trẻ từ 0 – 1 tuổi

Theo sự phát triển tự nhiên của cơ thể bé, trong giai đoạn dưới 1 tuổi, Lúc này trẻ mới mọc 1 vài chiếc răng trên cung hàm nên vẫn ăn các thực phẩm mềm như cháo, sữa,trẻ ….Tuy không ăn nhai nhiều nhưng nếu vệ sinh không sạch sẽ mỗi ngày vẫn khiến Răng bé bị vàng. Ngoài ra ở độ tuổi này nếu không chăm sóc kỹ lưỡng cũng rất dễ bị ảnh hưởng với tác động bên ngoài.

Với thời điểm này thì nha sĩ khuyến cáo phụ huynh không nên tự ý áp dụng bất kì mẹo hay phương pháp làm trắng răng nào khi chưa có chỉ định. Tốt nhất cha mẹ chỉ nên sử dụng nước muối để vệ sinh miệng cho bé 2 lần một ngày. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể lấy khăn xô mềm sạch hoặc dụng cụ rơ lưỡi của trẻ thấm nước muối và chà sạch các vùng trong khoang miệng.

3.2 Trẻ từ 1 – 5 tuổi

Đây là thời điểm trẻ đã mọc đầy đủ các răng từ răng cửa, răng hàm, răng nanh,…  đã bắt đầu ăn nhai các loại thực phẩm khác nhau. Do đó tình trạng Răng bé bị vàng sẽ thường thấy ở độ tuổi này.

Vì vậy, với độ tuổi này quý phụ huynh cần chú ý đến răng miệng của trẻ và điều trị vàng răng cho trẻ theo lời khuyên như sau:

  • Hạn chế nhóm thực phẩm bám màu: Không nên cho trẻ sử dụng thường xuyên những thực phẩm nhiều dầu mỡ, bánh kẹo chứa phẩm màu hóa học, các loại thức uống có ga, vì các thực phẩm này khi sử dụng nhiều sẽ khiến răng bé bị vàng đồng thời còn ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Vệ sinh răng miệng đều đặn hàng ngày: Phụ huynh cần thực hiện hoặc hướng dẫn trẻ đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Đồng thời kết hợp Rơ lưỡi cho trẻ để làm sạch mảng bám..
  • Không áp dụng tùy tiện các cách làm trắng răng tại nhà: Trẻ khi còn nhỏ răng còn yếu nên phụ huynh trước khi áp dụng những mẹo làm trắng răng tự nhiên bằng muối, giấm, … cần tham vấn ý kiến của bác sĩ bởi khi phụ huynh sử dụng các cách làm trắng răng tại nhà cho bé có thể sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới men răng, khiến răng bé bị vàng nhanh hơn.
  • Kiểm tra, khám sức khỏe răng miệng cho bé định kỳ: Không chỉ trẻ ở độ tuổi lớn mà việc bảo vệ sức răng miệng cho bé ngay từ khi còn nhỏ là điều cần thiết. Ngoài ra khi đến thăm khám định kỳ tại nha khoa Việt Nha, Các phụ huynh sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng, chế ăn uống hợp lý bổ sung canxi giúp răng trẻ chắc khỏe.

3.3 Trẻ đến độ tuổi thay răng sữa (6 đến 10 tuổi)

Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu thay răng sữa, nhưng lúc này sức đề kháng răng của trẻ còn yếu. Việc tác động các công nghệ kỹ thuật tẩy trắng răng sẽ làm ảnh hưởng tới men răng của trẻ.

Vì thế, ở giai đoạn 6 đến 10 tuổi này, cha mẹ chỉ cần thường xuyên chú ý đến các thực phẩm hằng ngày và giữ gìn, vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ là được.

3.4 Với trẻ trên 10 tuổi

Phần lớn qua giai đoạn độ tuổi này, răng của trẻ đã mọc đủ và sức đề kháng của răng cũng đã tương đối chắc khỏe. Vì thế mà cha mẹ có thể đưa trẻ đến nha khoa để thực hiện trị vàng răng theo một số cách như dán răng sứ, bọc răng sứ, tẩy trắng răng…

4. Những lưu ý giúp phụ huynh phòng tránh vàng răng cho trẻ

Răng bé bị vàng hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu các bậc phụ huynh chú ý chăm sóc vệ sinh răng cho bé đúng cách và thường xuyên mỗi ngày.  Để hạn chế tình trạng răng trẻ bị vàng thì cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:

4.1 Bảo vệ răng cho bé ngay khi mang bầu

Theo nghiên cứu của các chuyên gia đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ, các bậc phụ huynh nên thường xuyên cân bằng được chế độ dinh dưỡng, vì đây là những yếu tố sẽ quyết định tới việc hình thành men răng sau này của trẻ sau này. Vì vậy, muốn bé có hàm răng trắng ngà thì ngay khi còn trong bụng mẹ, chị em cần lưu ý trong quá trình bổ sung dưỡng chất cùng các vấn đề sử dụng thuốc.

4.2 Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học cho trẻ

Trẻ càng phát triển, nhu cầu về dinh dưỡng càng gia tăng và sữa mẹ không thể đảm bảo cung cấp đầy đủ. Chính vì thế, ba mẹ cần xây dựng chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất như canxi, magiê, các loại vitamin A, B…bằng nhiều loại thực phẩm như tôm, thịt, hoa quả, rau xanh…

Ngoài ra nên hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, đồ uống có gas…vì đây là những thứ gây hại cho men răng, khiến răng bị ố vàng.

4.3 Dạy trẻ cách vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh không đúng làm trẻ mọc răng bị vàng
Vệ sinh không đúng làm trẻ mọc răng bị vàng

Từ khoảng 4-5 tuổi, trẻ em nên bắt đầu học cách tự đánh răng. Trẻ em không có những kỹ năng tự làm sạch răng cho đến khi lên tám hoặc chín tuổi. Khi đó, bạn cần hỗ trợ bé trong việc đánh răng. Đồng thời các bậc phụ huynh nên chọn những loại kem đánh răng phù hợp với răng sữa và răng vĩnh viễn theo độ tuổi. Chú ý thành phần Flour trong kem đánh răng.

4.4 Khám và lấy cao răng định kỳ

Khám và lấy cao răng định kỳ có thể ngăn ngừa được bệnh vàng răng cho bé
Khám và lấy cao răng định kỳ có thể ngăn ngừa được bệnh vàng răng cho bé

Cạo vôi răng cho bé hay lấy vôi răng là việc làm cần thiết trong giai đoạn bé mọc răng sữa và khi bé mọc răng vĩnh viễn, bạn cũng cần duy trì thói quen khám răng miệng định kỳ để răng đều đẹp, không bị đổi màu hay mắc bệnh lý về răng.

Đồng thời các bậc phụ huynh nên thường xuyên đưa trẻ đến các trung tâm uy tín để thăm khám định kỳ chắc chắn vấn đề răng bé bị vàng sẽ được hạn chế, phòng ngừa tối đa.

Hi vọng bài viết sau đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về tình trạng Răng bé bị vàng và từ đó giúp cho gia đình biết cách phòng ngừa và chăm sóc cho trẻ.

⏩⏩Xem Thêm: Việt Nha – Tự Hào Nha Khoa Tân Bình Có Đội Ngũ Y Bác Sĩ Chuyên Nghiệp

Top Nha khoa Tân Bình chất lượng tốt, giá cạnh tranh
Phòng khám vô trùng nghiêm ngặt, hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm chéo.

Phòng khám nha khoa Việt Nha là địa chỉ nha khoa uy tín được đông đảo phụ huynh tin tưởng lựa chọn là nơi chăm sóc sức khỏe răng miệng cho cả gia đình đặc biệt là trẻ em, Với những thế mạnh vượt trội cả về chuyên môn, máy móc và cơ sở vật chất, Nha khoa Tân Bình – Việt Nha đã giúp khắc phục hiệu quả các khuyết điểm, vấn đề răng miệng cho trẻ nhẹ nhàng và an toàn nhất và nhận toàn nhất.

“Chuyên nghiệp – Tận tâm – Thấu hiểu” là phương châm mà tất cả các nhân viên y bác sĩ tại Nha Khoa Việt Nha luôn hướng đến, Nếu bạn muốn được các bác sĩ, chuyên gia tại Nha khoa Việt Nha tư vấn, hãy liên hệ ngay Hotline:1900 0141 – 0838 808 818 để được tư vấn hoặc đặt lịch theo form đăng ký dưới đây!

    Quý danh





    ————————————-

    Hãy liên hệ với Nha Khoa Việt Nha để được tư vấn và đặt lịch miễn phí

    Hệ thống chi nhánh:

    • Việt Nha Tân Bình – 01 Đồng Xoài, Phường 13, Quận Tân Bình, TP HCM
    • Việt Nha Quận 3 – 08 Đường số 7, cư xá Đô Thành, Phường 4, Quận 3
    • Việt Nha Quận 7 – 184 Lê Văn Lương, Phường Tân Hưng, Quận 7
    • Việt Nha Di Linh – 1044 Hùng Vương, Di Linh, Lâm Đồng

    Thời gian làm việc:

    • Thứ 2-7: 8h00 – 19h00 (Toàn hệ thống)
    • Chủ nhật,thứ 2: 8h00 – 14h00 (Chi Nhánh Tân Bình – Làm full xuyên trưa)

    Nha Khoa Việt Nha – Đồng Hành Cùng Nụ Cười Bạn