Tật nghiến răng thường xuất hiện khá phổ biến ở người lớn và trẻ em nhưng phần lớn chúng ta không biết cách kiểm soát thói quen này vì thế nó có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Đặc biệt là những người đang có ý định cấy ghép Implant đôi khi họ vẫn không thể nhận thức hết được những tác hại nguy hiểm của nó mang lại cho bản thân. Vậy tật nghiến răng sau cấy ghép gây ra ảnh hưởng gì? Cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé!
1. Tìm hiểu sơ lược về tật nghiến răng và nguyên nhân chính của nó mang lại cho khách hàng.

1.1 Đặc điểm sơ lược của tật nghiến răng
Tật nghiến răng được định nghĩa là hoạt động lặp đi lặp lại của cơ hàm, đặc trưng của nó là sự siết chặt răng một cách quá mức, hoạt động này tạo nên âm thanh ken két. Thực tế, nó có thể xảy ra không chỉ khi ngủ mà còn xuất hiện khi thức, trong trạng thái tập trung quá mức, giận dữ hay quá căng thẳng… là những thời điểm chúng ta không nhận thức được.
Theo số liệu thống kê gần đây, có khoảng từ 5 – 20% dân số người Việt Nam có dấu hiệu và triệu chứng của tật nghiến răng. Nhưng chỉ 5 – 50% trong số này nhận biết được bệnh lý này.
1.2 Nguyên nhân chính dẫn đến tật nghiến răng
Tật nghiến răng này không phải là bệnh. Nhưng nó là tác nhân để gây ra một số bệnh và là hậu quả của một số bệnh lý về răng miệng. Nguyên nhân nghiến răng khi ngủ chưa thực sự rõ ràng, tuy nhiên người ta cho rằng nghiến răng thường có liên quan đến các yếu tố sau:
- Yếu tố tâm lý: Theo các nhà nghiên cứu thì yếu tố tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến tật này. Nguyên nhân là do lối sống căng thẳng, lo lắng và hồi hộp quá mức dễ dẫn đến tình trạng não bộ xuất hiện tật nghiến răng khi ngủ.
- Sai lệch vị trí răng: khi hai hàm răng mọc lệch, không có sự ăn khớp giữa hàm trên và hàm dưới nên chúng thường có xu hướng cọ sát, nghiến chặt lại.
- Yếu tố di truyền: Nghiên cứu cho thấy rằng tật nghiến răng theo di truyền chiếm tỉ lệ 21 -50% nên những người có thành viên trong gia đình đã và đang mắc bệnh nghiến răng khi ngủ thì nguy cơ là bị di truyền từ đời trước.
- Các loại thuốc và thuốc kích thích: Một số tác dụng phụ của các loại thuốc làm tăng nguy cơ nghiến răng hay thói quen uống nhiều rượu bia, chất kích thích cũng gây nên tình trạng này.
- Thiếu hụt dinh dưỡng: ở người già suy yếu hay trẻ em bị suy dinh dưỡng do thiếu hụt canxi, các vitamin B, C, đều có nguy cơ nghiến răng.
- Yếu tố khác: do yếu tố nghề nghiệp như Nghệ sĩ piano cắn chặt răng lúc giữ đàn khi chơi hay là những thói quen của mỗi người…
2. Tật nghiến răng có mối nguy hiểm như thế nào đối với khách hàng
Vì tật nghiến răng thường xảy ra trong khi ngủ nên hầu hết mọi người đều không biết rằng mình đang gặp tình trạng nghiến răng. Tuy nhiên, đau đầu âm ỉ, liên tục hoặc đau quai hàm khi thức dậy là một dấu hiệu đáng chú ý.
2.1 Tác hại đối với người bình thường

- Nghiến răng gây ra ảnh hưởng xấu đến chính hàm răng: Do lực sử dụng khi nghiến răng lớn gấp nhiều lần lực phát sinh khi ăn nhai nên có thể gây ra mòn răng nếu kéo dài.
- Ảnh hưởng đến người xung quanh: Nghiến răng tạo nên âm thanh phát ra bên ngoài làm cho người khác cảm thấy khó chịu.
- Gây đau cơ: Do các cơ hàm bị co thắt trong suốt thời gian dài nên khiến nhiều người mắc tật nghiến răng cảm thấy mệt mỏi, đau các cơ, đau đầu và cổ.
- Làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Răng sẽ bị mất hết lớp men, răng bị mòn sẽ để lộ ngà răng vàng, ê buốt. Bên cạnh đó, còn làm vỡ các múi răng, làm răng lung lay và bị mất răng sớm. Việc mòn răng sẽ làm giảm kích thước tầng dưới của mặt nên khiến cho người bị mòn răng trông già hơn so với tuổi.
2.2 Tác hại đối với người cấy ghép Implant
Trồng răng Implant là phương pháp khôi phục rất hiệu quả, được nhiều bệnh nhân tin dùng nhất hiện nay. Phương pháp này Giúp những bệnh nhân mất răng có thể ăn nhai ngon miệng và cải thiện sức khỏe.
Khi đặt Implant, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng quát và những thói quen bất thường về chức năng của bệnh nhân để có thể đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Với tật nghiến răng, bệnh nhân nên lưu ý thói quen này rất dễ dẫn đến tổn thương
các bộ phận phục hình trên implant như:
- Gây ra tình trạng vỡ các thành phần của phục hình răng Implant, rối loạn chức năng khớp thái dương hàm, đau cơ vùng hàm mặt …..
- Nghiến răng cũng gây ra lực tác động quá mức lên implant và các phục hình ở trên, cuối cùng dẫn đến mất xương xung quanh implant hoặc thậm chí gây thất bại cấy ghép.
- Có thể gây ra các biến dạng trên khuôn mặt: Các cơ hoạt động quá mức trong khi bị nghiến răng có thể bị phì đại, làm cho khuôn mặt bị mất cân xứng.
Vì vậy, đối với những người có thói quen nghiến răng thì phải trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện cấy ghép, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp phù hợp để đảm bảo ca cấy ghép diễn ra an toàn và thành công.
3. Một số cách điều trị tật nghiến răng hiệu quả

- Giải tỏa căng thẳng: Stress được xem là nguyên nhân chính của tật nghiến răng. Vì vậy, bạn nên xoa dịu áp lực căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày. Ngoài ra bạn nên tăng cường vận động, ngủ đủ giấc, loại bỏ tất cả các tác nhân gây stress …..
- Tránh xa những sản phẩm có chứa chất kích thích : Rượu bia là chất gây ức chế sẽ ngăn cản việc bạn ngủ một cách khỏe mạnh và sâu giấc. Tật nghiến răng có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn sau khi bạn uống rượu.
- Sử dụng máng chống Nghiến : Có tác dụng bảo vệ mặt răng khỏi sự mài mòn gây ra do nghiến răng và nó cũng giúp bệnh nhân có thể điều chỉnh được thói quen vận động hàm, do đó cũng làm hạn chế nghiến răng.
Nếu áp dụng các biện pháp trên nhưng không thuyên giảm thì sẽ phải nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ nha khoa. Để điều chỉnh tật nghiến răng sẽ phải mất khá nhiều thời gian và phải kết hợp với đeo máng nhai với những kỹ thuật liên quan khác.
—
Nếu bạn đang băn khoăn không biết lựa chọn Nha Khoa nào thì hãy ghé đến Nha Khoa Việt Nha để được thăm khám và hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi đảm bảo mang đến cho khách hàng những trải nghiệm với sự hài lòng tuyệt đối và đạt được kết quả điều trị như mong muốn. Đến với Nha Khoa Việt Nha ngay hôm nay nhé!
Liên hệ ngay với Nha Khoa Việt Nha để được tư vấn miễn phí
Hotline: 1900 0141 – 0838 808 818 – 0707 808 818
Website: nhakhoavietnha.com
Fanpage: Nha khoa Việt Nha
Hệ thống chi nhánh:
- Văn Phòng: 01 Đồng Xoài, F.13, Q.Tân Bình – 0838 808 818 (phím 2)
- VietNha Q7: 184 Lê Văn Lương, F.Tân Hưng, Q.7 – 028 6272 5352 (phím 7)
- NK Smile Life CN Phú Nhuận: 51 Trần Kế Xương, F.7, Q.PN – 08 8806 1189
- VietNha DiLinh: 1044 Hùng Vương, TT. Di Linh, Lâm Đồng – 026 3650 8897 (phím 9)
Thời gian làm việc:
- Thứ 2-7: 8h00 – 20h00 (Toàn hệ thống)
- Chủ nhật: 8h00 – 12h00 (Chi Nhánh Tân Bình)
Nha Khoa Việt Nha – Đồng Hành Cùng Nụ Cười Bạn