Các Trường Hợp Không Nên Niềng Răng Mắc Cài Kim Loại

Niềng răng bằng mắc cài kim loại là phương pháp chỉnh nha quen thuộc với mọi người. Thế nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể áp dụng phương pháp chỉnh nha này.

1/ Tổng quan về niềng răng bằng mắc cài kim loại

Niềng răng bằng mắc cài kim loại là phương pháp chỉnh nha sử dụng các mắc cài kim loại gắn lên bề mặt răng cùng với dây cung, các khí cụ chỉnh nha khác kết hợp với nhau tạo lực làm dịch chuyển chân răng về vị trí mong muốn.

Có hai hình thức niềng răng bằng mắc cài kim loại, đó là truyền thống và tự buộc. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế riêng nhưng độ an toàn và hiệu quả của chúng là như nhau. Một ưu điểm lớn có thể dễ dàng nhận thấy chính là phương pháp này phù hợp với nhiều đối tượng, độ tuổi, từ trẻ em đến người lớn. 

Tổng quan về niềng răng bằng mắc cài kim loại
Tổng quan về niềng răng bằng mắc cài kim loại

Sau khi trải qua lộ trình niềng từ 12 – 20 tháng, tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng răng, tính thẩm mỹ của khuôn mặt sẽ có sự thay đổi đáng kể. Các lỗi phát âm do sự bất thường trong cấu trúc răng cũng được cải thiện rõ rệt, phát âm chuẩn, tròn vành rõ chữ hơn. Đây được xem như là quá trình giúp “lột xác” biến con người trở nên tự tin, xinh đẹp hơn.

 Đồng thời, phương pháp này cũng giúp hạn chế tối đa các tác hại cũng như nguy cơ biến chứng do sự sai lệch trong cấu trúc răng gây nên.

2/ Các trường hợp nên niềng răng bằng mắc cài kim loại 

(1) Người bị lệch khớp cắn

Lệch khớp cắn (hay sai khớp cắn) là trình trạng lệch tâm răng hàm trên và răng hàm dưới khi cắn không khớp nhau hay cả hai hàm không khớp nhau. Răng bị mọc lệch không thẳng hàng. Có 4 dạng lệch khớp cắn thường gặp là: khớp cắn hở, lệch khớp cắn ngược, khớp cắn chéo, khớp cắn sâu.

Nguyên nhân chủ yếu là do

     –     70% trường hợp là do yếu tố di truyền. 

     –     Do các thói quen xấu từ nhỏ như mút ngón tay, dùng lưỡi đẩy răng,… Gây nên.

     –     Do răng mọc bị lệch.

(2) Người có răng bị mọc chen chúc

Răng mọc bất thường, các răng chen lấn xô đẩy vào nhau không có trật tự nhất định. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các thói quen xấu từ khi còn nhỏ, sự thay đổi trên cung răng, do di truyền, bị mất răng vì bệnh lý nào đó.

Răng mọc chen chúc cũng được xem là một dạng răng mọc lệch và là nguyên nhân dẫn đến lệch khớp cắn.

Các trường hợp nên niềng răng bằng mắc cài kim loại
Các trường hợp nên niềng răng bằng mắc cài kim loại

(3) Người có răng mọc lệch

Một vài răng hoặc nhiều răng mọc lộn xộn, làm mất trật tự sắp xếp của răng trên cung răng.

Nguyên nhân chủ yếu do:

     –     Di truyền từ cha mẹ, bẩm sinh.

     –     Các thói quen xấu từ nhỏ: mút tay, ngậm vú giả, đá đẩy lưỡi thường xuyên,…

     –     Do răng mọc muộn khi hàm đã ổn định.

     –     Bị mất răng sớm.

     –     Chăm sóc răng miệng chưa đúng cách.

     –     Do mắc các bệnh về răng miệng: viêm nha chu, sâu răng, viêm nướu,…

Với trường hợp răng mọc lệch, niềng răng bằng mắc cài kim loại là phương pháp tối ưu nhất. Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng có thể mất 12 – 20 tháng. Nó không gây đau, tổn thương và làm ảnh hưởng nhiều đến chức năng ăn nhai nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi tìm đến phương pháp chỉnh nha này.

(4) Răng vẩu

Răng vẩu (răng hô) là một trong các dạng sai lệch răng khá nghiêm trọng, đây là tình trạng răng bị nhô ra phía trước. Nó gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tính thẩm mỹ khuôn mặt và tâm lý người bệnh. Việc ăn nhai gặp nhiều cản trở. 

Nguyên nhân chính:

     –     Do răng bị mọc lệch, thường là ở hàm trên sẽ dễ dẫn đến răng vẩu.

     –     Do kích thước của răng lớn hơn so với cung răng, làm cho răng không có chỗ mọc phải chìa ra phía trước.

     –     Do các thói quen xấu từ khi còn nhỏ: mút tay, ngậm ti giả làm cấu trúc khung hàm bị thay đổi.

     –     Do răng sữa của bé rụng quá sớm.

     –     Do cấu trúc của hàm: so với hàm dưới, hàm trên bị phì đại quá mức làm cho răng trên bị chìa ra ngoài.

     –     Vẩu cả do răng và xương hàm, đây là trường hợp khá nặng.

3/ Các trường hợp không nên niềng răng bằng mắc cài kim loại

Tuy là phương pháp chỉnh nha tối ưu nhất nhưng vẫn có một số trường hợp không thể áp dụng.

(1) Răng và xương hàm của người bệnh quá yếu

Nếu răng và xương hàm quá yếu sẽ không thể niềng răng. Bởi khi niềng, răng sẽ phải chịu một áp lực lớn để chân răng dịch chuyển về đúng vị trí. Nếu răng và hàm yếu không đủ khả năng chịu lực tác động khả năng cao răng bị lung lay và bị mất răng, làm cho người bệnh đau và khó chịu.

(2) Răng bọc sứ 

Về nguyên tắc, khi làm răng sứ phần thân răng sẽ bị mài nhỏ để bọc mão răng sứ. Việc mài nhỏ thân răng đồng nghĩa với việc mô răng đã bị xâm lấn và bị yếu đi.

Với những trường hợp bọc nhiều răng sứ rất khó để niềng răng vì lúc này răng đã quá yếu để chịu áp lực nắn chỉnh từ niềng.

Nếu bạn có ý định niềng răng thì hãy đến nha khoa uy tín để gặp chuyên gia thăm khám và đưa ra phương án tốt nhất cho bạn.

Các trường hợp không nên niềng răng bằng mắc cài kim loại
Các trường hợp không nên niềng răng bằng mắc cài kim loại

Trên đây là một số trường hợp nên và không nên niềng răng, để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe, tốt nhất bạn nên chọn nha khoa uy tín có chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động do Sở Y tế cấp; bác sĩ lành nghề có nhiều năm kinh nghiệm để được thăm khám kỹ lưỡng trước khi quyết định niềng răng.


Hãy liên hệ với Nha Khoa Việt Nha để được tư vấn và đặt lịch miễn phí

Hệ thống chi nhánh:

  • Việt Nha Tân Bình – 01 Đồng Xoài, Phường 13, Quận Tân Bình, TP HCM
  • Việt Nha Quận 3 – 08 Đường số 7, cư xá Đô Thành, Phường 4, Quận 3
  • Việt Nha Quận 7 – 184 Lê Văn Lương, Phường Tân Hưng, Quận 7
  • Việt Nha Di Linh – 1044 Hùng Vương, Di Linh, Lâm Đồng

Thời gian làm việc:

  • Thứ 2-7: 8h00 – 19h00 (Toàn hệ thống)
  • Chủ nhật,thứ 2: 8h00 – 14h00 (Chi Nhánh Tân Bình – Làm full xuyên trưa)

Nha Khoa Việt Nha – Đồng Hành Cùng Nụ Cười Bạn